So sánh sự khác biệt giữa Đại Sứ Quán và Tổng Lãnh Sự Quán là gì?
Khi muốn xin thị thực visa đến một nước nào đó bạn phải xin tại Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán. Vậy Đại Sứ Quán là gì? Lãng Sự Quán là gì? Giữa Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán có gì khác biệt với nhau?
Đại sứ quán là gì?
Đại Sứ Quán là cơ quan đại diện ngoại giao của một quốc gia tại một quốc gia khác, được thiết lập khi 2 nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao. Người đứng đầu Đại Sứ Quán là Đại Sứ, tiếp đó là Tham Tán, bí thư, tùy viên…
Đại sứ quán luôn được đặt tại thủ đô của một quốc. Chính vì thế, tất cả các Đại Sứ Quán nước ngoài đều được đặt tại Hà Nội. Ngược lại, Đại Sứ Quán của Việt Nam sẽ được đặt tại thủ đô của nước bạn.
Lãnh Sự Quán là gì?
Lãnh Sự Quán là cơ quan ngoại giao của một nước được đặt tại thành phố của một nước, phụ trách vùng nào đó. Đây là nơi làm việc của Tổng Lãnh Sự và các nhân viên ngoại giao. Cơ quan này được thiết lập sau Đại Sứ Quán, do các yếu tố khác như khối lượng công việc, yếu tố địa lý…
Các Lãnh Sự Quán của các quốc gia khác tại Việt Nam phần lớn được đặt tại TPHCM, số ít đặt tại Đà Nẵng.
Sự khác biệt giữa Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán là gì?
Điểm chung của 2 cơ quan này đều là cơ quan ngoại giao của một nước được đặt tại quốc gia khác. Vai trò và chức năng thẩm quyền của đại sứ quán như sau:
Thực tế Tổng Lãnh Sự Quán mới là cái tên đúng, nhưng người ta thường gọi ngắn gọn là Lãnh Sự Quán. Cơ Quan này được thiết lập sau Đại Sứ Quán, khi quan hệ ngoại giao của 2 nước đạt đến một mức nào đó khi cần thiết có thêm Tổng Lãnh Sự Quán.Người đứng đầu Tổng Lãnh Sự là Tổng Lãnh Sự, tiếp theo đó là Phó Tổng Lãnh Sự, Lãnh Sự, Lãnh Sự, Phó Lãnh Sự, Tùy Viên,…
Người đứng đầu Đại Sứ Quán là Ngài Đại Sứ (hay còn gọi là Ngài Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền) có quyền hạn trên phạm vi cả nước trong các vấn đề như visa, kinh tế, văn hóa, chính trị,… Đại Sứ sẽ chịu trách nhiệm báo cáo lên Bộ Ngoại Giao của nước sở tại.
Tổng Lãnh Sự được lập ra để phụ trách một vùng nào đó. Ví dụ như Tổng Lãnh Sự các nước đặt tại TPHCM sẽ phụ trách 30 tỉnh thành phía Nam (tính từ miền Trung vào, số lượng và phạm vi sẽ tùy thuộc từng nước). Tuy có quyền hạn ít hơn Đại Sứ Quán nhưng Tổng Lãnh Sự là cơ quan hoạt động độc lập báo cáo trực tiếp lên bộ ngoại của nước sở tại mà không phải báo cáo lên Đại Sứ Quán.
Về mặt ngoại giao, chỉ Ngài Đại Sứ mới có thể thay mặt chính phủ quốc gia của mình truyền đạt các ý kiến quan trọng trong nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, kinh tế, visa.. Trong khi đó, Tổng Lãnh Sự Quán chịu trách nhiệm chú yếu về kinh tế và visa.
Xem thêm: